- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 1942
Toàn văn Dự thảo Luật Thư viện
- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 1601
Giới thiệu về Hội thảo cấp trường "Hoàn thiện pháp luật về thư viện"
- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 1798
Luật Thư viện sẽ cụ thể hóa chính sách phát triển văn hóa đọc
- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 1568
Hội thảo "Hoàn thiện pháp luật về Thư viện"
Sáng ngày 08/6/2017, tại Hội trường A.1002, cơ sở Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật về thư viện”.
- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 3953
Tiện ích sử dụng Thư viện Đại học Luật
- Hoạt động
- Posted On
- Lượt xem: 1588
29-04-2016- Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức thành công hội thảo"Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường đại học"
Sáng thứ 5 ngày 28/4/2016, lúc 8:30, tại giảng đường A.905 Cơ sở Nguyễn Tất Thành, Quận 4 - TP. HCM, Trường Đại học Luật TP. HCM đã tổ chức Hội thảo: “Quyền tác giả trong hoạt động thư viện tại các trường đại học”. Tham gia Hội thảo có các nhà nghiên cứu pháp luật về lĩnh vực quyền tác giả, các nhà quản lý và các chuyên gia về thông tin thư viện của các trường đại học đến từ hơn 30 đơn vị khác nhau trong khu vực TP.Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Nhà trường đã khái quát mục đích của hội thảo nhằm tạo diễn đàn để nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền tác giả, Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm Học liệu, giảng viên, sinh viên thảo luận và trao đổi các quy định hiện hành về quyền tác giả cũng như nêu lên những vấn đề bất cập, vướng mắc trong hoạt động thư viện. Từ đó xây dựng mối gắn kết và hài hoà về lợi ích giữa chủ sở hữu quyền tác giả và thư viện; giữa thư viện với thư viện và giữa thư viện với bạn đọc. Ngoài ra, kết quả của Hội thảo có thể soạn thảo thành văn bản kiến nghị của các thư viện đến cơ quan chức năng để sửa đổi, bổ sung hoặc làm sáng tỏ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Phó hiệu trưởng - PGS.TS. Bùi Xuân Hải phát biểu khai mạc
Ban chuyên môn đã nhận và thẩm định 11 tham luận từ các chuyên gia để lựa chọn và in thành kỷ yếu của Hội thảo. Tại Hội thảo, có 7 tham luận được trình bày và thảo luận sôi nổi. Nội dung các tham luận xoay quanh hai vấn đề được đặt ra: các quy định về quyền tác giả trong hoạt động thư viện và thực tiễn áp dụng tại thư viện các trường đại học tại Việt Nam; đồng thời được lồng ghép với các giải pháp cụ thể.
PHIÊN 1: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Phiên thứ nhất có bốn tham luận về các vấn đề sau đây
1.Tham luận thứ nhất của TS. Lê Thị Nam Giang - Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ về “Bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện”
Bài tham luận đã phân tích các khía cạnh pháp lý về việc khai thác các quyền tài sản trong hoạt động thư viện. Cụ thể, các quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, các quyền liên quan chặt chẽ đến các hoạt động thư viện bao gồm: (i) quyền sao chép tác phẩm (ii) quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng (iii) quyền phân phối tác phẩm (iv) quyền dịch tác phẩm. Từ đó, tham luận đã nêu ra các bất cập và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động thư viện.
2.Tham luận thứ 2 của ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện về “Phát triển thư viện số thông qua số hóa tài liệu và các vấn đề về quyền tác giả”
Bài tham luận này đề cập đến các ngoại lệ đối với việc số hóa tài liệu trong các trường đại học trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa pháp luật Úc và Việt Nam, hai quốc gia có cùng nền tảng dựa trên Công ước Berne (1886) về bảo hộ quyền tác giả và Hiệp định TPP trong tương lai. Qua việc so sánh và đối chiếu với pháp luật và thực tiễn tại Úc, tham luận đã đưa ra các kiến nghị để điều chỉnh pháp luật Việt Nam về việc áp dụng ngoại lệ trong việc khai thác, sử dụng và quản lý đối với tài liệu số hóa tại các thư viện trường đại học.
3.Tham luận thứ 3 của ThS. Phạm Thị Kim Oanh- Cục phó cục bản quyền tác giả về “Giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động lưu trữ của thư viện”
Tham luận đã tập trung đề cập đến giới hạn ngoại lệ quyền trong hoạt động lưu trữ của thư viện và kinh nghiệm của một số quốc gia đồng thời đưa ra những đề xuất sửa đổi bổ sung pháp luật cho phù hợp với cam kết quốc tế và điều kiện hiện nay.
4.Tham luận thứ 4 của ông Đồng Phước Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Sách điện tử Trẻ Ebook về “Quyền tác giả trong hoạt động cung cấp Ebook cho thư viện”
Từ thực tế cung cấp Ebook cho các thư viện, tham luận đã trình bày một số vấn đề phát sinh về mặt quyền tác giả và các cơ sở pháp lý. Đồng thời, tham luận đã nêu ra các câu hỏi để thảo luận tại Hội thảo như “Phạm vi mạng nội bộ của thư viện có được mở rộng hơn trong thời đại điện toán đám mây hay không?”, “Với mô hình 100% lên cloud computing thì việc tạo ra một bản sao tác phẩm để đọc trong mạng nội bộ thư viện sẽ được hiểu như thế nào và việc đó có gây thiệt hại cho quyền tác giả hay không?”, hay “Quy định đặt máy chủ ở trong lãnh thổ Việt Nam để phát hành sách Ebook có hợp lý hay không dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây iCloud”.
Sau khi kết thúc phiên 1, NGƯT.GS.TS Mai Hồng Quỳ- Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã trao tặng tài liệu là giáo trình “Pháp luật đại cương” được các chuyên gia, giảng viên của Nhà trường biên soạn và chụp hình lưu niệm với đại diện các đơn vị tham gia Hội thảo.
PHIÊN 2: THỰC TIỄN VỀ THỰC THI QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
5.Tham luận thứ 5 của TS. Trần Hoàng Nga - Phó giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin - Thư viện về “Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật quyền tác giả trong hoạt động thư viện Trường Đại học Luật TP. HCM – những vướng mắc và giải pháp”
Tham luận trình bày các nội quy, hoạt động thư viện có liên quan đến quyền tác giả như hoạt động thu thập, lưu trữ vốn tài liệu; hoạt động khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập đối với tài liệu bản in và bộ sưu tập tài liệu điện tử. Từ thực tiễn hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện, dựa trên tinh thần tuân thủ nghiêm túc đối với quyền tác giả và pháp luật về thư viện, tham luận đã nêu các vướng mắc về cách hiểu, cách áp dụng các quy định hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể.
6.Tham luận thứ 6 của ThS Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương- Giám đốc Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ về “Bản quyền trong hoạt động thư viện qua góc nhìn văn hóa học – trường hợp Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ”
Tham luận đã khái quát những vấn đề về bản quyền trong hoạt động thư viện ở Việt Nam, bên cạnh đó, nêu lên thực tiễn trường hợp ở Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ thực hiện vấn đề qua góc nhìn văn hóa học. Cụ thể là văn hóa nhận thức, tổ chức, ứng xử về vấn đề bản quyền tại Trung tâm Học liệu.
7.Tham luận thứ 7 của ThS. Hoàng Tuyết Anh- Giám đốc thư viện Trường Đại học Kinh tế về ““Copyright” và “Copywrong” trong hoạt động thư viện đại học tại Việt Nam”
Tham luận đã trình bày về “sử dụng công bằng” (fair use) rất phổ biến tại các trường đại học nước ngoài và bản “Dự thảo Hiệp ước về sự hạn chế và ngoại lệ của quyền tác giả đối với thư viện và viện lưu trữ” của Liên hiệp Hội thư viện thế giới (IFLA) để bước đầu vận dụng vào hoạt động thư viện trong nước Các cử tọa đang sôi nổi thảo luận
Kết thúc phiên thứ 2, Hội thảo chuyển sang phần thảo luận rất sôi nổi về các vấn đề mà các thư viện còn vướng mắc trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình, cũng như những bất cập và hạn chế trong các quy định của khung pháp luật hiện hành vốn không tương thích với tiêu chuẩn của các nước phát triển và quốc tế. Hội nghị cũng đã thảo luận về các vấn đề trong ngoại lệ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và giải thích các thuật ngữ “tự sao chép”, “nghiên cứu khoa học”. Bên cạnh đó, vấn đề chế tài đối với hành vi vi phạm quyền tác giả; vấn đề tặng ebook cho thư viện; vấn đề phân phối chuyển giao quyền tác giả và vấn đề “fair use” cũng được tranh luận sôi nổi tại Hội thảo.
PGS.TS. Bùi Xuân Hải đã tổng kết những vấn đề mà Hội thảo đặt ra và tuyên bố kết thúc Hội thảo vào lúc 11 giờ 45 cùng ngày.
Bài: Ban Tổ chức hội thảo